.

.
 


KỸ THUẬT TRỒNG LAN HÀI - Paplliopedium
Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea




Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!

1) NHIỆT ĐỘ:
Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 - 25 độ C.
Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.

2) ÁNH SÁNG:
Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.
Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3) TƯỚI NƯỚC: 
Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.

LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.

4) BÓN PHÂN:
Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.
Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.

5) ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:
Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.
Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6) SAU KHI TÀN HOA:
 Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

7) THAY CHẬU:
Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.

Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.
Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8" --------------  6 phần
Vỏ dừa nhỏ 1/4"    --------------  2 phần
Than nhỏ 1/8-1/4" --------------  1 phần
Đá bọt Perlite        --------------- 1 phần
Gỗ thông đỏ          --------------- 1 phần

Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.

8) KỸ THUẬT THAY CHẬU CƠ BẢN: 
Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.

9) CHIA TÁCH CÂY: 
Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.

10) SÂU BỆNH: 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.

LƯU Ý:
- Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

- Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt/. St
Chúc bà con thành công!


 
Top