QUẢ PHẬT THỦ - Phát tài phát lộc đầy nhà
(Công dụng:
Làm thuốc, quà tặng, chưng phong thủy, thu hút tài lộc,v.v...)
Gía bán: Liên hệ
Đặt hàng: 0907 28 55 46
Phật thủ là loại quả được nhiều gia đình chọn bày mâm ngũ quả trong dịp tết.
Ý nghĩa quả phật thủ
Phật thủ là loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc thấp
hương hơn là để ăn. Loại quả này thường phổ biến ở miền Bắc.
Phật thủ có hình thù như bàn tay phật, ruột xốp đặc, vỏ màu xanh
hoặc vàng, tuy nhiên lại thuộc họ cam quýt nên vỏ cũng như thân cây chứa nhiều
vitamin và khoáng chất tương tự như các loại quả cùng họ. Theo quan niệm xưa,
phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm, tác dụng lưu
giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
Để tìm ra được một loại quả phật thủ thể hiện đầy đủ ý nghĩa
không phải dễ, bạn có thể sử dụng các mẹo dưới đây.
Khi chọn mua phật thủ người ta thường căn cứ vào hình dáng của
quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già,
trơn cật, màu hơi mơ vàng. Phật thủ non cũng có màu vàng, hình dáng quả đẹp
nhưng lại nhanh hỏng.
Bảo quản phật thủ
Phật thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5-7
ngày người ta lại dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Cẩn thận hơn thì
đặt lên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào,
sau đó đặt cành phật thủ vào bát nước. Chỉ bằng cách đơn giản như thế này,
chúng ta sẽ trưng bày được quả này trên bàn thờ gia tiên từ 4-7 tháng.
Hoặc cho cuống phật thủ
vào ly có nước dâng cúng, sau 15-30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này có tác dụng
hút nước nuôi quả. Nếu bảo quản chuẩn theo những cách trên, bạn có thể giữ quả
Phật thủ từ 4 đến 5 tháng.
CÔNG DỤNG CỦA TRÁI PHẬT THỦ
Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm,
đi vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ
khái, giúp tiêu hóa, cầm nôn mửa, chữa ho.
Trong dân gian, phật thủ
được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy
trướng, nôn mửa... Theo nghiên cứu, trong phật thủ có tinh dầu và chất
flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
Ngoài ra, hoa phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả phật thủ, lượng dùng cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
Ngoài ra, hoa phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tỳ vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả phật thủ, lượng dùng cũng tương tự. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Để làm thuốc, người ta thu hái quả
chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g
cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.
Một
số bài thuốc chữa bệnh từ phật thủ
1. Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mãn tính
Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt lấy nước. Hoặc dùng phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.
2. Chữa đau dạ dày
Phật thủ tươi 15-20g hoặc phật thủ khô 6-10g, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10-15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang, uống nhiều lần trong ngày thay nước trà.
3. Đau dạ dày mãn tính
Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10-15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang thay nước trà. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các chứng vị khí bất hòa, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn.
4. Ho nhiều đờm
1. Chữa ho kéo dài có nhiều đờm, viêm phế quản mãn tính
Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt lấy nước. Hoặc dùng phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.
2. Chữa đau dạ dày
Phật thủ tươi 15-20g hoặc phật thủ khô 6-10g, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10-15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang, uống nhiều lần trong ngày thay nước trà.
3. Đau dạ dày mãn tính
Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10-15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang thay nước trà. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các chứng vị khí bất hòa, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn.
4. Ho nhiều đờm
Phật
thủ 30 gam, đường phèn 15 gam, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần.
5. Ợ hơi
5. Ợ hơi
Vỏ
phật thủ tươi 30 gam thái lát, sắc uống.
6.
Đau bụng kinh
Phật
thủ tươi 30 gam, đương quy 6 gam, gừng tươi 6 gam, rượu gạo 30 gam, cho nước
vừa phải, sắc uống.
7. Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra
7. Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra
Lấy
vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài
miếng, nhai rồi nuốt dần.
8. Viêm khí quản mạn tính
8. Viêm khí quản mạn tính
Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng
(tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống./.
Hotline: 0907 28 55 46